Giải vô địch bóng đá châu Âu 1976
Giải
vô địch bóng đá châu Âu 1976 (Euro 1976) là giải vô địch bóng đá châu
Âu lần thứ năm do UEFA tổ chức 4 năm một lần. Vòng chung kết diễn ra tại
Nam Tư từ ngày 16 cho đến ngày 20 tháng 06, năm 1976. Tại giải, đội
tuyển Tiệp Khắc giành chức vô địch châu Âu đầu tiên của mình.
Đây là giải đấu cuối cùng, vòng chung kết chỉ quy tụ bốn đội bóng và
nước chủ nhà đăng cai vòng chung kết phải thi đấu vòng loại. Kể từ giải
lần sau, vòng chung kết sẽ được mở rộng cho tám đội tham gia, bao gồm 7
đội vượt qua vòng loại và quốc gia được chọn đăng cai vòng chung kết.
Một điều đáng lưu ý nữa ở giải là tất cả các trận đấu đều buộc phải thi
đấu hiệp phụ để phân định thắng thua. Trận chung kết giữa Tiệp Khắc và
Tây Đức là trận đấu đầu tiên trong lịch sử bóng đá quốc tế có áp dụng
hình thức sút penalty sau hai hiệp phụ để phân thắng bại.
Euro 1976: Vinh danh Tiệp Khắc
- Đây là lần đầu tiên, một kỳ Euro được tổ chức trên đất Đông Âu khi Nam Tư là đội đứng ra đăng cai. Tuy nhiên chức vô địch lại thuộc về một đội bóng Đông Âu khác: Tiệp Khắc (sau này tách ra thành 2 nước: CH Séc và Slovakia).
Panenka hôn chiếc cúp vô địch EURO 1976
Tại kỳ Euro lần này vẫn áp dụng thể thức đá sân nhà - sân khách tại
các vòng đấu bảng và tứ kết. Phải chờ tới vòng bán kết các trận đấu mới
được diễn ra trên đất Nam Tư. Tính từ vòng tứ kết, trong số 8 đội bóng
thì xứ Wales là đội gây bất ngờ bởi đây chỉ là lần đầu tiên họ được góp
mặt tại giải đấu lớn nhất châu lục. Để lọt tới tứ kết, xứ Wales đã xuất
sắc đứng đầu bảng 2 sau khi vượt qua hai đối thủ Hungari và Áo. Tuy
nhiên chuyến phiêu lưu của đội bóng thuộc Vương quốc Anh đã phải dừng
lại ngay tại tứ kết sau khi để thua chung cuộc 3-1 trước Nam Tư (lượt đi
thua 0-2 và lượt về hòa 1-1).
Cũng ở kỳ Euro lần thứ tư này, Liên Xô thể hiện một bộ mặt đáng thất
vọng khi phải dừng chân tại vòng tứ kết. Dù trong đội hình có sự góp mặt
của “Mũi tên vàng” Oleg Blokhin và những nòng cốt của CLB Dinamo Kiev
nhưng họ vẫn bị khuất phục bởi người anh em Tiệp Khắc sau khi để thua
chung cuộc với tổng tỷ số 4-2 (thua 0-2 ở lượt đi và hòa 2-2 ở lượt về).
Sau thành tích ấn tượng tại tứ kết, Tiệp Khắc lại khiến cho người hâm mộ
đi hết bất ngờ này đến bất ngờ khác. Phải chạm trán với Hà Lan (đội
vượt qua Bỉ ở vòng trước) tại bán kết, Tiệp Khắc đã chứng tỏ những thành
tích trước đó của họ không phải do may mắn mà có khi tiếp tục khiến cho
đội bóng Hà Lan buộc phải ôm hận với chiến thắng 3-1. Vượt qua hai đối
thủ được coi là ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch, Tiệp Khắc thẳng
tiến vào trận chung kết. Tuy nhiên đối thủ của họ ở trận đấu cuối cùng
là ĐKVĐ Tây Đức.
Tiệp Khắc đã mang lại vị thế cho bóng đá Đông Âu
Con đường đến với trận chung kết của Đức không dễ dàng chút nào. Sau
khi vượt qua Tây Ban Nha ở tứ kết với tổng tỷ số 3-1, Đức đã có một trận
bán kết nghẹt thở với chủ nhà Nam Tư khi phải trải qua 120 căng thẳng
mới có thể vượt qua Nam Tư với tỷ số chung cuộc 4-2 sau khi liên tục để
đội chủ nhà vượt lên dẫn trước trong 90 phút chính thức. Dieter Muller
(trùng tên với “kẻ dội bom” danh tiếng Gerd Muller) đã có những khoảnh
khắc không thể nào quên khi lập cú hattrick cho Đức. Đây cũng là giải
đấu thăng hoa nhất của Dieter Muller, cầu thủ xét về độ danh tiếng thua
xa người cùng tên.
Bước vào trận chung kết (tổ chức vào ngày 20/6/1976), ĐKVĐ châu Âu cũng
là đội phải rơi vào thế rượt đuổi khi Slevik là người mở tỷ số cho Tiệp
Khắc ở ngay phút thứ 8. Đến phút thứ 25, Dobias là người nhân đôi cách
biệt với một pha ghi bàn đẳng cấp. Nhưng trong hoàn cảnh khó khăn nhất
bản lĩnh và tinh thần của người Đức lên tiếng với hai pha lập công
Dieter Muller (phút 28) và Holbenzein (phút 89). Bất phân thắng bại
trong 90 phút thi đấu chính thức, hai đội bước vào thời gian hiệp phụ
nhưng phải nhờ đến loạt 11m may rủi mới có thể quyết định được chức vô
địch sẽ thuộc về tay ai.
Uli Hoeness (hiện đang là giám đốc điều hành của Bayern Munich) là người
sút hỏng quả luân lưu quyết định, khiến Đức trở thành nhà cựu vô địch
và đưa Tiệp Khắc lần đầu tiên đăng quang tại giải bóng đá lớn nhất châu
lục. Một chi tiết rất đáng nhớ trong trận chung kết này chính là cú sút
11m theo kiểu “lá vàng rơi” của Panenka (Tiệp Khắc) mà sau này, kiểu đá
đó đã được khá nhiều cầu thủ học tập như Francesco Totti (Italia) hay
huyền thoại Zidane của ĐT Pháp.
Thông tin về giải đấu
Quốc gia đăng cai: Nam Tư
Thời gian: 16 tháng 6 – 20 tháng 6
Số đội: 4 (từ 32 đội tham dự vòng loại)
Vô địch: Tiệp Khắc (vô địch lần đầu)
Số trận 4
Số bàn thắng: 19 (4,75 bàn/trận)
Vua phá lưới: Dieter Muller
Tóm tắt Vòng chung kết
Bán kết
Ngày 16/6/1976: Tiệp Khắc – Hà Lan: 3-1
Sân Maksimir, Zagreb
Trọng tài: Clive Thomas(Wales)
Ngày 16/6/1976: Nam Tư – Tây Đức: 2-4
Sân Crvena Zvezda, Belgrade
Trọng tài: Alfred Delcourt(Đức)
Tranh hạng ba
Ngày 19/6/1976: Hà Lan – Nam Tư: 3-2
Sân Maksimir, Zagreb
Trọng tài: Walter Hungerbühler(Thụy Sĩ)
Chung kết
Ngày 20/6/1976: Tiệp Khắc – Tây Đức: 2-2[Sút phạt đền 5-3 ]
Sân Crvena Zvezda, Belgrade
Trọng tài: Sergio Gonella(Ý)
Sân vận động
- Sân Crvena Zvezda
Địa điểm: Belgrade, Serbia
Sức chữa: 54,000 hơn
Đăng cai: 1 trận chung kết, 1 trận bán kết
Khánh thành: năm 1963
Sân Crvena Zvezda
- Sân Maksimir
Địa điểm: Zagreb, Croatia
Sức chữa: 45,000 hơn
Đăng cai: 1 trận tranh hạng ba, 1 trận bán kểt
Khánh thành: tháng 5 năm 1912
TT | Tên cầu thủ | Đội bóng | Số bàn(11 mét) |
- Năm
- Vô địch
- Giải nhì
- Giải ba