Đại chiến Tây Ban Nha - Italia: Trái bóng không cầm lăn
25/06/2016 Bongdaplus.vnTây Ban Nha chạm trán Italia sẽ là một trận đấu đậm đặc chiến thuật, không có chỗ cho những người bay bỗng, thế nên trái bóng lăn đi đâu không phải là vấn đề.
TIQUI-TACA CHẠM TRÁN CATENACCIO
Tây Ban Nha và Italia là nơi phát xuất của hai nền tảng chiến thuật thời thượng bậc nhất đương đại, tiqui-taca và catenaccio. Đây là hai lối đá vô cùng thực dụng. Tiqui-taca đặt nặng yếu tố cầm bóng trước nhất là để đối phương không thể ghi bàn, còn Catenaccio thì khỏi phải giới thiệu nhiều nữa, ra sân và đổ bê-tông.
Lẽ dĩ nhiên, đội tuyển của hai quốc gia này cũng chính là hai đại diện tiêu biểu cho hai trường phái. Trên sân cỏ, Tây Ban Nha với tiqui-taca và Italia với catenaccio đều sở hữu những nhân tố phù hợp để vận hành lối chơi của mình một cách thuần thục nhất. La Furia Roja có Sergio Busquets, Andres Iniesta… Azzurri có bộ ba BBC(Andrea Barzagli, Leonardo Bonucci và Giorgio Chiellini).
Ngoài đường biên, họ cũng sở hữu những vị chiến lược gia tài ba, lão luyện và thấu hiểu lối chơi đặc trưng của bóng đá nước nhà. Đó là Vicente Del Bosque và Antonio Conte. Với "nội công" thâm hậu như vậy, kèm theo tính chất của một trận đấu loại trực tiếp, đừng mong một trận cầu đẹp mắt, mãn nhãn xuất hiện giữa Tây Ban Nha và Italia.
Thất bại tại chung kết EURO 2012 là bài học dành cho Italia về cách nhập cuộc trước Italia
BÀI HỌC LỊCH SỬ
Nhìn về lịch sử, hai lần chạm trán gần nhất giữa Tây Ban Nha và Italia tại VCK EURO, cục diện đều được quyết định bởi sự lì lợm. Năm 2008, tại tứ kết, Italia mới là đội đạt được mục tiêu chứ không phải Tây Ban Nha sau 120 phút kịch chiến. Thời điểm bấy giờ, La Furia Roja sở hữu trong đội hình dàn hảo thủ tấn công cực kỳ lợi hại, đủ sức cuốn phăng mọi đối thủ.
Đó là cặp tiền đạo David Villa và Fernando Torres, bộ đôi tiền vệ khéo léo và đầy sáng tạo Iniesta và David Silva, huyền thoại Xavi Hernandez giữ vai trò cầm nhịp và ngay cả máy quét Marcos Senna cũng là một cầu thủ có khả năng hỗ trợ tấn công cực tốt. Ngược lại, Italia bước vào giai đoạn thoái trào sau chức vô địch World Cup 2006. Thủ lĩnh Fabio Cannavaro đã chia tay đội tuyển, nhạc trưởng Andrea Pirlo lại vắng mặt vì chấn thương.
Tuy nhiên, suốt trận đấu đó, Tây Ban Nha không biết làm cách nào để xuyên thủng hàng phòng ngự Azzurri. Pha dứt điểm đáng kể nhất thuộc về chính Senna, với một cú nã đại bác bị Gianluigi Buffon chặn đứng rồi tìm đến cột dọc. Đỉnh cao catenaccio còn được thể hiện ở chỗ, dù co cụm phòng ngự nhưng suốt 120 phút đội tuyển Italia chỉ phải nhận duy nhất 1 thẻ vàng, trong khi Tây Ban Nha nhận tới 3 thẻ.
Từ kết EURO 2008, Italia mới là đội đạt được mục tiêu sau 120 phút
Và nếu không có “chân mệnh thiên tử” có lẽ La Furia Roja đã bị Azzurri đánh bại trong loạt đá luân lưu may rủi. 4 năm sau, ở trận chung kết EURO 2012, lại là một câu chuyện khác. Sau chiến thắng oai hùng trước Đức tại bán kết, Italia nhập cuộc đầy tự tin và chọn lối chơi đôi công trước một Tây Ban Nha “lết” vào chung kết. Hiệp 1, thậm chí Italia mới là đội cầm bóng nhiều hơn (52%), nhưng kết quả đoàn quân thiên thanh đã phải trả giá khi để thua 4 bàn không gỡ.
TRÁI BÓNG KHÔNG CẦN LĂN
Sau tiếng còi khai cuộc, trái bóng sẽ lăn, dĩ nhiên, nhưng đừng quan tâm nhiều đến trái bóng. Bởi lẽ kịch bản ai cũng có thể biết trước, Tây Ban Nha cầm bóng dấm dứ, Italia co cụm phòng ngự. Với “nội công thâm hậu” của đôi bên, như những cao thủ võ lâm giao đấu với nhau, những chiêu số được tung ra liên tiếp nhưng thắng bại chỉ được phân định bởi một chiêu đắc thủ.
Ai tập trung hơn, bên bỉ hơn, lì lợm hơn và biết ra đòn đúng thời điểm hơn, dù chỉ là một đòn đơn giản mới có thể giành chiến thắng. Nói cách khác, trái bóng lăn đi đâu đôi lúc chẳng phải là vấn đề. Yếu tố tiên quyết là cầu thủ đôi bên di chuyển không bóng và khai thác tấn công hoặc chiếm lĩnh phòng ngự khoảng trống như thế nào.
Đội tuyển
TT | Tên cầu thủ | Đội bóng | Số bàn(11 mét) |
- Năm
- Vô địch
- Giải nhì
- Giải ba