Đừng xem thường câu chuyện 12 năm của EURO
11/07/2016 TTVNĐây là lần thứ 3 liên tiếp mà câu chuyện 12 năm của EURO được nhắc đến một cách khiên cưỡng nhưng đầy lạ thường. Đầu tiên là vào năm 1992 với tuyển Đan Mạch, sau đó là ở năm 2004 với tuyển Hy Lạp và bây giờ là năm 2016 với tuyển Bồ Đào Nha. Điểm chung trong 3 câu chuyện ấy là gì?
Cristiano Ronaldo đã khóc vì nỗi đau chung kết EURO 2004. Ảnh: Internet.
Đầu tiên là cách mà các đội bóng này không để lại nhiều ấn tượng cho đến khi họ vô địch một cách đầy bất ngờ và khiến không ít dự đoán bị đảo ngược. Khi giải đấu được diễn ra, đa phần giới chuyên môn và giới mộ điệu đều tập trung vào các đội bóng tên tuổi thì những đội tuyển kể trên đã lên tiếng.
Quả đúng như vậy bởi có mấy ai nghĩ rằng một đội tuyển tham dự EURO bằng chiếc vé vớt như Đan Mạch lại vô địch? Hay có mấy người cho rằng một tuyển Hy Lạp không là gì ở Châu Âu lại có thể lên ngôi? Và cũng tương tự như thế mà một tuyển Bồ Đào Nha quá phụ thuộc vào ngôi sao duy nhất là Cristiano Ronaldo lại có thể trở thành tân vương?
Thứ hai là cách mà các nhà vô địch này chọn lối chơi. Dù không thừa nhận nhưng 3 nhà vô địch của những kỳ EURO ấy đều rất biết mình. Vì thế, lối chơi phòng ngự phản công đầy kiên nhẫn và chắc chắn đã được họ lựa chọn và đi xuyên suốt với lựa chọn ấy. Bồ Đào Nha là đội tuyển hiểu rõ hơn ai hết vị thế của một đội bóng cửa trên và cửa dưới là như thế nào.
Chính tuyển Bồ Đào Nha của EURO 2004 với tư thế của một đội chủ nhà và được đánh giá cao hơn tuyển Hy Lạp đã chọn cho mình một lối chơi tấn công áp đặt. Và chính họ đã trả giá cho một lối chơi không thành công và thiếu may mắn ấy trước một tuyển Hy Lạp quá thực dụng và chọn phòng ngự phản công làm tôn chỉ. Để rồi, chính tuyển Bồ Đào Nha của EURO 2016 lại dùng chính bài học phòng ngự phản công để làm con đường đi cho mình.
Điều đó không sai bởi đối thủ của tuyển Bồ Đào Nha là đội chủ nhà, Pháp, với quá nhiều ngôi sao tấn công thượng hạng trong đội hình. Chính Pháp là đội tuyển được đánh giá cao hơn rất nhiều so với tuyển Bồ Đào Nha nhưng một lần nữa, chu kỳ 12 năm lạ lùng đã khiến tuyển Pháp khóc hận vì một lối chơi phòng ngự phản công đầy hiệu quả.
Cuối cùng là sự ẩn nhẫn chờ thời. Thêm một sự thừa nhận hay không thì tùy ở mỗi người. Đó là đặc điểm chung của cả 3 nhà vô địch trong chu kỳ 12 năm lạ lùng ấy. Họ đều rất kiên nhẫn, không ồn ào và tránh đi những sự để ý quá mức cần thiết. Hay nói một cách khác, các đội tuyển này đã biết “núp gió” quá chuẩn xác trước khi biết cách cộng với may mắn để lên ngôi vô địch.
Cristiano Ronaldo hạnh phúc sau khi Bồ Đào Nha chiến thắng ở trận chung kết EURO 2016. Ảnh: Internet.
Hãy lấy tuyển Bồ Đào Nha làm ví dụ điển hình. Tuyển Bồ Đào Nha không biết thắng trong 90 phút thi đấu chính thức ở 6/7 trận mà họ đã ra sân tại EURO lần này. Tuyển Bồ Đào Nha nhận được quá nhiều lời chỉ trích vì lối chơi có phần thô cứng và không có dáng vẻ của một đội tuyển được kỳ vọng. Tuyển Bồ Đào Nha đã “mặc kệ” những lời chỉ trích ấy và nhẫn một cách kỳ lạ để rồi lên ngôi vô địch một cách bất ngờ nhất.
EURO 2028, một chu kỳ 12 năm tiếp theo, liệu sẽ còn một câu chuyện tương tự như vậy nữa không? Hãy cứ tin là có và đừng xem thường câu chuyện ấy!
Đội tuyển
TT | Tên cầu thủ | Đội bóng | Số bàn(11 mét) |
- Năm
- Vô địch
- Giải nhì
- Giải ba