Bạn đang ở:

CK Bồ Đào Nha - Pháp: Cân não cuộc đấu chiến thuật

10/07/2016 Khám phá

Điểm mạnh của Bồ Đào Nha là khả năng chớp thời cơ mà Ronaldo và Nani đang làm cực tốt. Pháp phải lưu ý điều này, nhưng họ có quyền tự tin về cách làm chủ cuộc chơi, từng bước kết liễu đối thủ.

Có 3 trận đấu được ghi nhận là “những trận đánh chiến thuật thú vị nhất” từ đầu giải Euro 2016. Đó là chiến thắng 2-0 của Italia trước Tây Ban Nha ở vòng 1/8, hòa 1-1 trong 120 phút trước Đức ở tứ kết và thắng lợi 2-0 của Pháp trước Đức. Và đêm nay, Pháp và Bồ Đào Nha hứa hẹn mang đến một cuộc so tài chiến thuật hấp dẫn nữa.


HLV Deschamps (trái) và đồng nghiệp Santos

HLV Deschamps của Pháp đã không cho ra một hệ thống chiến thuật tối ưu trong suốt giải đấu mà luôn xoay chuyển để phù hợp với lực lượng và đối thủ, trong khi HLV Fernando Santos đã bê nguyên si một công thức từ trận ra quân tới giờ.

Bồ Đào Nha về cơ bản sử dụng sử dụng sơ đồ kim cương 4-4-2. Và nếu có biến tấu thì HLV Santos cũng không tạo ra sự khác biệt quá nhiều, hoặc là 4-1-3-2 hoặc là 4-3-1-2 với tiền vệ William Carvalho đứng trước bộ tứ vệ còn những Joao Mario, Adrien Silva và Renato Sanches ở phía trước.

Tuy nhiên bộ ba Mario – Silva – Sanches chưa cho thấy tính lưu động cần thiết. Sự tự do dành cho họ là có nhưng đó lại là mặt trái cho sự kết nối. Bồ Đào Nha khá thụ động ở mỗi trận mà không giành quyền sở hữu bóng tốt. Họ có mục tiêu là hướng đến những pha phản công vì có Ronaldo, ngôi sao từng có những pha phản công kinh hoàng, nhưng cách luân chuyển trái bóng rất kém.

May là Ronaldo và đối tác Nani lại thể hiện được sự hiệu quả cao độ trong vòng cấm ở giải này. Bàn thắng thứ 2 của Bồ Đào trước xứ Wales là hình ảnh điển hình của họ: Ronaldo tung cú sút nhằm uy hiếp đối thủ, bóng bỗng tìm đến chân Nani. Vẫn còn chưa rõ ràng về cái gọi là mưu kế nhưng phương cách ấy ít nhất đã hoạt động.


Ronaldo và Nani cho thấy khả năng chớp thời cơ tốt ở giải này

Bồ Đào Nha chắc chắn sẽ rất thích thú nếu HLV Deschamps lại không sử dụng 1 tiền vệ phòng ngự đích thực như trận Pháp thắng Đức 2-0. Đó là trận đấu mà Pháp không có kế hoạch rõ ràng cho 2 ngôi sao tuyển Đức: Toni Kroos và Mesut Ozil. Kroos được thả lỏng ở giữa sân nhưng định co chân kiến tạo là bị ập vào chặn. Ozil cũng không có cơ hội bởi sự kìm kẹp của Pogba – Matuidi.

Nhưng thả ra khoảng không nhiều như thế trước Bồ Đào Nha là rất nguy hiểm vì một tích tắc là Ronaldo có thể mang họa đến khung thành Lloris. Deschamps có thể sẽ trở lại 4-3-3 với Kante làm nhiệm vụ càn quét, và điều này đồng nghĩa Griezmann buộc phải chơi bên cánh phải.

Nếu vậy thì thật lãng phí với ngôi sao của giải đấu vì ở vị trí đó, Griezmann ít tạo ảnh hưởng. Tất nhiên Deschamps có thể nghĩ rằng 4-3-3 sẽ giúp Pháp kiểm soát bóng tốt, mà Griezmann thực tế cũng sẽ có xu hướng dạt vào trong bám gần Giroud.

Bồ Đào Nha cũng mường tượng tới cảnh William Carvalho, người hết án treo giò, sẽ trở lại lấy chỗ của Danilo vốn chơi hay ở trận gặp xứ Wales. Nhưng nếu Pháp vẫn chơi 4-2-3-1 thì Bồ Đào Nha gặp khó. Payet cũng tích cực dạt vào trong cùng Griezmann, cộng thêm sự đe dọa từ Pogba và Matuidi có thể khiến Carvalho bị quá tải.

Pogba và Matuidi chơi cực hay ở vai trò cầm nhịp

Hàng tiền vệ kim cương của Bồ Đào Nha có xu hướng tạo thành thế phòng ngự hình vuông nếu không có bóng nhưng Pháp chuyền bóng nhanh, họ có thể phơi bày điểm yếu của đối thủ.

Hậu vệ cánh cũng rất quan trọng trong tấn công. Cặp cánh Cedric Soares và Raphael Guerreiro đã hỗ trợ khá tốt dù trực tiếp tung ra những đường chuyền mang tính chìa khóa chưa nhiều. Patrice Evra và Bacary Sagna của Pháp đã cho thấy tầm quan trọng lớn dù đầu giải, họ tưởng như là mắt xích yếu.

Kinh nghiệm của Evra đang được phát huy cao độ. Ấn tượng nhất là màn trình diễn trước Đức, anh buộc những cầu thủ tấn công của đối thủ chơi gần phải âm thầm tìm đường rời chỗ khác. Sagna sung mãn hơn, tuy nhiên anh phải cảnh giác vì thói ham lên công. Ronaldo ưa thích hoạt động khu vực đó và hãy thật lưu ý.

Trận chung kết bao giờ cũng diễn ra chặt chẽ. Cơ hội có thể đến không nhiều và mỗi đội cần phải biết nắm bắt. Bồ Đào Nha mở tỷ số trước xứ Wales sau tình huống phạt góc, Pháp cũng làm điều tương tự từ quả đá 11m. Bóng chết hay bóng bổng đôi khi đơn giản nhưng lại phá hủy mọi chiến thuật của HLV hai đội.

Đội tuyển

  • BXH
    • A
    • B
    • C
    • D
    • E
    • F
  • Vua phá lưới
TT Tên cầu thủ Đội bóng Số bàn(11 mét)
Top 3 của các kỳ Euro
  • Năm
  • Vô địch
  • Giải nhì
  • Giải ba